Nhắm mắt thấy mùa hè

https://youtu.be/prpP37mTNdY

U hát bài này gửi 4Q sau khi gặp lại Q. Nhưng bản thu nhạc át hết lời nên N để link này.

P/S:

“Nơi xa còn dành riêng nhau những nhiệm màu… lại được thấy mùa hè ta gặp nhau”: ý chỉ tụi mình hả 🤣🤣🤣🤣

Haha. Cũng hợp với bạn Q bây giờ ” chọn quên hết hay chọn nhớ thật nhiều” ” dòng thư trao nhau năm ấy theo mây ngàn”

Theo mây ngàn là chuẩn rồi 😭. Câu đầu thì hơi tào lao 🤣🤣🤣🤣.

Snezka – the highest mountain in Czech 1603m

The moment when I stood at the top of Snezka, I remembered this movie – The Sound of Music. At the end and by the chance, I could reach one of my childhood dreams: Walking throught the forests, Standing on the top of a very very high mountain, Enjoy European gorgerous and imposing mountains! Thank you all, my dear friends in Czech!

Our climbing group has 10 people: Nga, Hương, Kim, Phương (Kim’s girlfriend), Phương (Germany), Đức (Germany), Quý (Zlin), Biển, Khuê and me.

 

 

Sự nỗ lực

Hôm qua vừa nói chuyện với một em, chủ yếu là bàn luận về việc lập gia đình của phụ nữ trên 30. Em ấy so sánh mình với 1 chị khác. Em ấy bảo mình dù sao cũng đỡ hơn chị ấy ở chỗ mình đã tạo cho chính mình cơ hội và giờ đây mình đã lấy chồng, sinh con. nếu không có khi bây giờ mình cũng hâm hâm như chị ấy. Thôi thì cứ trên 30 chưa lập gia đình thì hay bị coi là bất thường và có nhiều khuyết điểm lắm (mặc dù là họ cũng tràn đầy ưu điểm xinh xắn, trí tuệ, nữ tính,.. nhưng vì họ đã trên 30 nên hay bị soi thế đấy). Mình thì không muốn lạm bàn quá nhiều vì sao họ chưa lập gia đình ở tuổi ấy vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm. Đôi khi còn là sự may mắn hay còn gọi ý trời.

Hôm nay đọc vu vơ lại thấy một đoạn có hơi giống giống với những gì em kia nói với mình:

”cuộc sống chính là việc tập trung theo đuổi liên tục một thứ gì đó, chỉ có tha thiết theo đuổi không biết mệt mỏi, cuối cùng sẽ có một ngày, con phát hiện ra, mọi chuyện tốt đẹp và hạnh phúc theo nhau mà đến”

Mình vẫn luôn tâm niệm rằng chỉ cần kiên trì, không ngừng nỗ lực hành động sẽ được đền đáp. Có nhiều việc kiên trì nhưng cũng cần một chút trí tuệ thì kết quả mới cao không thì lãng phí nhiều thứ lắm, nhất là thời gian và tuổi thanh xuân. Có nhiều việc mình kiên trì theo đuổi, tới lúc mệt mỏi quá rồi, muốn buông rồi thì lại là ý trời không buông được, cái đó có gọi là may mắn không?! Chỉ hi vọng được như đoạn văn trên viết: rồi có 1 ngày, mọi chuyện tốt đẹp và hạnh phúc theo nhau mà đến!

Mình cũng thấy chị gái kia đã nỗ lực rồi, nỗ lực học tập, nỗ lực học hỏi để làm mình tốt hơn, xinh đẹp hơn và nỗ lực cống hiến cho đời rất nhiều. Vậy nên chắc chắn chị ấy sẽ hạnh phúc có điều cần một chút may mắn nữa mà thôi!

 

Đêm bảo tàng – Prague museum night

Sống ở Praha gần 4 năm rồi, vậy mà đến ngày 11/6/2016 vừa qua mình mới thưởng thức đêm bảo tàng đầu tiên ở đây. Năm thức nhất thì không biết, năm 2,3 thì bù đầu với con cái. Và giờ năm thứ 4, năm học hành căng thẳng nhất thì cũng cố gắng xõa tối đa nhất, vì ‘cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ’

2004 là năm tổ chức đêm bảo tàng đầu tiên ở Praha. Vào đêm bảo tàng, từ 19h đến 1h sáng có khoảng 52 bảo tàng mở cửa miễn phí cho khách tham quan. Lúc đầu mình lọc ra còn 40, rồi dần dần giảm xuống tầm 15 nơi mình định ghé qua ngắm nghía. Và cuối cùng tổng số địa điểm mình đã ghé qua là 4. hahaha về đến nhà mình còn rất tức cười vì độ ngớ ngẩn và sự tham lam của mình. Trước khi đi mình còn lên lộ trình đi đâu trước mỗi nơi ngắm nghía bao nhiêu phút rồi rút. Ai ngờ thực tế nó lại quá phũ.

Điểm đến đầu tiên gần trường mình nhất. Từ trường ra mình vù thẳng đến đó luôn mất có 15 phút nên mình đã tranh thủ đi sớm. Đến nơi tầm 19h15 thôi mà đã thấy 1 hàng dài xếp chờ từ cửa đến ngoài đường cái. Mình cũng xông pha vào chờ. Tầm 30′ sau thì em cũng chính thức bước chân vào bảo tàng đầu tiên: Trade Fair Palace – Veletržní palác thuộc National Gallery in Prague, ở Dukelských hrdinů 47, Praha 7.

NGV_veletrzni_palac

Bảo tàng Trade Fair Palace (1)

Vào đến bên trong thì mình mới ngẩn cả ngơ và hiểu vì sao mọi người lại kiên trì xếp hàng để vào phòng triển lãm tầng 1. Nơi đây trưng bày bộ sưu tập Slav Epic của Alfone Mucha (1860-1939) – họa sĩ người Séc. Thể loại tranh trang trí tường nhà nên tranh nào tranh nấy to đùng đùng, chiều nhỏ nhất của tranh cũng là 4 mét. Vào đến nơi là đắm chìm luôn trong lịch sử của người Slav. Mình chả biết cái gì về hội họa hay nghệ thuật nhưng mình thấy mê mẩn. Mỗi bức tranh đều cảm thấy rất sống động, cuốn hút. Xem đi xem lại chẳng muốn ra.

Trong phòng tranh Mucha và tác phẩm The Introduction of the Slavonic Liturgy: Praise The Lord in Your Native Tongue (2)

Sau khi rời phòng tranh Mucha tầng 1 mình lại tiếp tục tiến tầng 2,3,4. Ấn tượng tiếp theo là các tác phẩm pha lê, rồi đến các bức họa đương đại thế kỉ 20,21. Lúc đầu dự định chỉ lượn ở đây 20 phút nhưng mãi 1 tiếng sau mình mới dứt áo ra đi được. Ở các quầy lưu niệm hoặc nhà sách có nhiều món đồ mang dấu ấn của Mucha, nhất là ảnh các cô gái và hoa. Nhưng cứ vật nào có in tác phẩm Mucha thì giá hơi chát so với cùng loại như quyển sổ bé tí có tranh cô gái của Mucha mà 200k.

This slideshow requires JavaScript.

Một số tác phẩm Cô gái và hoa của Mucha (3,4,5,6)

 Điểm tham quan thứ 2 của mình là Academy of Arts, Architecture & Design in Prague  tại Náměstí Jana Palacha 80, Prague 1.

NGV_veletrzni_palac

Academy of Arts, Architecture & Design in Prague (1)

Đủ mọi thể loại nghệ thuật: thiết kế, nhiếp ảnh, trang trí, ứng dụng,… Và rất đậm phong cách kiến trúc, hành lang chất đầy các loại chất liệu gỗ, giấy, xe đạp, sắt thép,… và lộn xộn trong theo một cái thể loại trật tự nào nhưng sạch sẽ. Mình thích nhất là thư viện cổ. Sách phong phú đủ thể loại từ thời cổ. Có quyển khổ chắc phải 0,5*0,8m, to uỵch. Chất liệu giấy từ ngày xưa mà sờ vào mê tơi thôi rồi. Hic thích không chịu được.

Trong thư viện cổ ở Học viện nghệ thuật, kiến trúc và thiết kế tại Praha (7)

Lúc leo lên tới tầng năm, mình phát hiện ra các bạn ở phòng thiết kế ứng dụng có gu nhạc rất cool, bước vào phòng cái là mình muốn nhún nhảy uốn éo luôn. Từ cửa sổ phòng này mà ngắm lâu đài thì cool hơn nữa. Nếu đến đây tham quan, bạn hãy kiên trì ‘bò’ lên tầng cuối cùng nhé. may mắn là vào đây không phải xếp hàng. Mình cứ ùn ùn tiến đến.

Nhưng may  mắn tương tự không phải lúc nào cũng đến lần nữa. Mình xác định đi bộ đến khu Do thái. Ghé qua Giáo đường Tây Ban Nha – Španělská synagoga thì giật mình với hàng dài xếp hàng nối từ phố này sang phố khác. Mình lại rẽ qua Giáo đường Maisel – Maiselova synagoga, thảm cảnh tương tự có điều hàng ngắn hơn tí. Thế là quyết định chờ tham quan Maisel trước. Sự chờ đợi kéo dài 45′ dưới cái lạnh 17 độ. Em hắt xì mấy lần thì cũng vào được bên trong. Hầy, em lại mê mê mẩn mẩn 45′ trong đó nữa. Các thảm thêu với chỉ bằng kim loại. Một phần lịch sử của người Do thái ở Praha. Ở đây còn có cái chìa khóa kim loại dài cả mét với chuôi là chú sư tử 2 đuôi.

MV_maiselova_synagoga

Mặt trước giáo đường Maisel (1)

12h đêm, em lại lò dò quay lại Giáo đường TBN, chờ thêm 30 phút. Vừa vào bên trong là em sững sờ với kiến trúc, trang trí. Em không biết dùng từ nào để diễn tả nữa. Em chả có cái gì để chụp lại ảnh nên giờ để minh họa cho một phần kí ức của mình em đã phải lên mạng copy ảnh từ nhiều nguồn khác nhau. Một mớ màu sắc, hình trang trí chi chít toàn bộ giáo đường nhưng không hề rối mắt mà đầy bí ẩn, cuốn hút. Em cứ ngẩn ngơ ngắm nhìn rồi lại lò dò lên tầng 2. Còn 15 phút cuối cùng của đêm bảo tàng, em dành sự mê mẩn cho bộ sưu tập các thể loại khiên, bút chỉ, cốc, đĩa, chậu,… bằng bạc được dùng trong một số nghi thức tang lễ hay tôn giáo của người Do thái.

ob

Bên trong giáo đường Tây Ban Nha (1)

Và em đã kết thúc đêm bảo tàng của mình với sự hài lòng, thỏa mãn, trọn vẹn.

 

(1) http://www.prazskamuzejninoc.cz/2016/clanek.php?id=2

(2) http://illustrationart.blogspot.cz/2011/11/slav-epic.html

(3) https://delorean82.wordpress.com/work/

(4) http://www.1pragueguide.com/alfons-mucha-museum

(5) http://www.praguecityline.com/services-in-prague/mucha-museum-art-shop-prague-1

(6) https://therainbowtree.wordpress.com/2015/06/15/alphonse-mucha/

(7) https://www.umprum.cz/web/cs/knihovna

Thơ Vũ Phương Trang – bài 3

phicongtranquangkhai-9541-1466503597

Đại tá phi công Trần Quang Khải trong một buổi huấn luyện tại Trung đoàn không quân 923, tháng 3/2013. Ảnh: Thanh Tùng.

Bố Khải ơi… con hỏi bố chuyện này
Sao bố cứ nằm im mãi thế?
Xong chuyến bay lần nào bố cũng kể
Sao hôm nay bố chẳng nói câu gì?

Bố Khải ơi… Bố mở mắt ra đi…
Bố đã ngủ mấy ngày rồi đó!
Bố kể rằng kỷ cương quân đội khó…
Ăn ngủ, nghỉ ngơi, phải đúng giờ mà?

Bố Khải ơi… Nhà mình có ít người
Bố bảo con sẽ có thêm em bé…
Bố con mình sẽ cùng thương yêu mẹ
Và cả em con… em sắp chào đời!

Bố bảo rằng mẹ đã quá thiệt thòi
Bố con mình phải chở che cho mẹ,
Vợ bộ đội, mẹ can trường mạnh mẽ
Gánh vác việc nhà mẹ chẳng được nghỉ ngơi,

Bố Khải ơi… Qua nay rất nhiều người
Đến nhà chơi… Sao lạ lùng đến thế?
Toàn hỏi bố thôi… con tự hào khoe, kể
Bố của con tung cánh sắt giữ trời…

Họ nhìn con… ôm ấp… rồi cười
Xong lại khóc… Nói thương con bé bỏng
Con chẳng hiểu sao họ nói: chờ, trông, ngóng?
Bố bay bao lần… Họ có đến thế đâu?

Bố Khải ơi… vải chưa hái hết đâu,
Ông bảo rằng chờ bố về thu hoạch
Bắc Giang mình vải ngọt thơm chín mọng
Ông chẳng thu… nhất quyết đợi bố về

Bố Khải ơi… bố công tác xa quê
Nhiều chuyện quá chừng… chắc rằng bố muốn kể
Ông với mẹ và con chỉ mong có thế
Bố về, ăn cơm, kể chuyện bầu trời

Bố Khải ơi… mọi người đến đủ rồi
Hay nhà mình hôm nay mở tiệc?
Chắc bố khoe con, chăm ngoan, đoàn kết,
Nên các cô, các chú đến chúc mừng

Nhưng bố ơi con thấy lạ quá chừng
“Hoa họ tặng”… sao to đùng thế nhỉ?
Rồi mắt ai cũng đỏ nhoè, đẫm lệ
Con thưa, bố Khải ngủ rồi, con gọi mẹ tiếp thay!

Bố Khải ơi… trời nóng có lạnh đâu
Sao bố cứ đắp chăn, trùm kín mặt?
Bố kéo xuống đi, rồi nằm nghiêng cho dễ thở,
Con dễ ôm hôn, dễ ngắm bố cười

Bố Khải ơi… hôm nay chủ nhật rồi
Bố có biết hôm này ngày của bố?
Bố hứa con ngoan, bố về cho đi phố
Con ngoan mà… bố dậy cõng con đi

Bố Khải ơi… Sao bố chẳng nói gì?
Con đã nói ngàn lời: “Con yêu Bố!”
Bố không nghe thấy, hay giận con gì vậy?
Sao bố lặng im… Sao bố chẳng nói gì?

Thơ Vũ Phương Trang – bài 2

Anh Khải về rồi, các anh biết tin chưa?
Anh còn mải kiếm tìm chi nữa
Anh Khải về, lặng im nghe đất thở
Ngóng các anh sao mãi chẳng về?

Anh Khải về rồi, các anh thấy tin chưa?
Trên truyền hình… người ta đưa nhiều lắm
Anh Khải về… Giữa trùng khơi muôn dặm
Ngủ giấc dài… Sau mệt mỏi bão giông

Anh Khải về rồi… anh đừng cố ngóng trông
Đừng kiếm tìm… đừng lo đồng đội nữa
Anh ấy về rồi… trái tim còn ấm lửa
Đợi các anh về… siết thật chặt chiếc ôm…

Anh Khải về rồi… Anh ấy bảo: “Mấy hôm,
Trời biển động… Anh em tìm vất vả…
Thương đồng đội trên CASA mệt lả
Giữa sóng bạc đầu… Nên anh tự về thôi!”

Anh Khải về rồi… Nụ cười vẫn trên môi…
Dù cuốn chặt… Làm chăn… Anh đỡ lạnh…
Không đói đâu… Lương khô còn nguyên mảnh…
Anh Khải về rồi… Về thật đó! Anh ơi!

Anh Khải về rồi… Sao anh vẫn chưa thôi?
Về đi chứ? Đất nước mình đang gọi…
Đồng đội chờ anh… Sợ anh bay mệt mỏi…
Cứ về đi… Anh Khải ổn rồi mà!

Anh về đi… Hỡi cánh sắt CASA
Thương đồng đội… Nhưng đủ rồi anh ạ!

Kìa anh Chính, anh Chu, anh Đình, rồi anh Mạnh
Cả anh Toàn, anh Hảo, anh Thế, với anh Lam
Anh Thái nữa… về đi… Chớ bi quan!
Anh Khải về rồi… Không phải lo nữa nhé!

Các anh về đi… Tổ quốc mình vỗ về
Dạo biển khơi… Đêm lạnh… Để làm gì?
Về đi anh… Đất nước lệ đẫm mi
Mong các anh từng giây, từng phút đó!
Về đi nhé, tiếng dân mình đang ngỏ
Đây là mệnh lệnh… Các anh có nghe không?

P/S:

Sáng 14/6, đội hình tiêm kích Su-30MK2 xuất phát từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển. Đến 7h29, chiếc Su-30MK2 mất liên lạc cùng hai phi công là thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi). Một ngày sau, anh Cường được tàu cá của ngư dân cứu sống tại vùng biển Nghệ An.

Chiều 17/6, ngư dân Nghi Lộc (Nghệ An) phát hiện thi thể phi công Trần Quang Khải quấn trong dù, cách đảo Hòn Mê (Thanh Hóa) khoảng 33 hải lý. Sáng hôm sau (18/6), anh Khải được tàu biên phòng đưa về đất liền.

Anh Trần Quang Khải, 43 tuổi, là phi công cấp 1, Phó trung đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn Không quân 371, từng được nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất, Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba. Ngày 18/6, phi công Khải được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng truy phong quân hàm từ cấp thượng tá lên đại tá.

Thơ Vũ Phương Trang – bài 1

vu phuong trang (18 tuoi) Vũ Phương Trang (18 tuổi), sinh viên năm nhất khoa Lý luận Chính trị, Đại học Sư phạm Hà Nội,

Mẹ biển ơi chúng con cạn lệ rồi
Xin trả lại những người anh ưu tú
Chúng con sai gì… khiến mẹ buồn, giận dữ
Cho con xin…. xin mẹ biển nhân từ

Đã bao người thức trắng mấy đêm mưa
Ngày nắng gắt kiếm tìm người anh cả
Đất nước con đã ngàn năm vất vả
Có gì sai… con xin mẹ nhẹ nhàng

Con xin mẹ an ủi sóng đừng tràn
Giông đừng tới, bão mưa đừng lớn
Chỉ một chút êm đềm biển gợn
Giúp các anh con cập bến đất liền

Một nỗi đau chưa định nghĩa được tên
Mẹ nỡ lòng khiến con đau lần nữa
Hai phi cơ, mười bông hoa đang nở…
Mẹ đừng đùa… Mẹ giấu các anh đâu?

Mẹ biết không? Mắt bọng đỏ đêm thâu
Đau triệu triệu trái tim đang nức nở
Của mẹ già ngóng con… chẳng thốt lời nào nữa
Của vợ hiền gào khóc giữa canh khuya

Mẹ biết không? Cháu nhỏ quá thơ ngây
Chưa biết bố hôm nay đi lâu thế
Vẫn hồn nhiên ôm mẹ cười rồi kể:
“Bố của con đang bay giữ bầu trời!”

Mẹ biển ơi… Con quỳ lạy xin người
Hãy một lần nghe tiếng con ước nguyện
Trả lại Việt Nam những con người nguyên vẹn
Vẹn cả nụ cười, cả ý chí, niềm tin…

Mẹ biển ơi xin mẹ chớ lặng im
Đau xót lắm… tiếng lòng ai hiểu được
Mẹ nhắc anh con: “Mau về giữ Nước”
Giữ bầu trời, giữ màu áo thiên thanh
Cả Tổ quốc đang ngóng đợi các anh

Về đi thôi! Bình an… gia đình, đồng đội gọi!

 

Tran Lap (buc tuong)

TÂM HỒN CỦA ĐÁ

(đưa tiễn Trần Lập về cõi nghìn trùng cùng những tựa đề ca khúc của anh)

Chia tay nhé Trần Lập ơi

Thế là thuyền đã “ra khơi” rồi – mãi mãi

Như “những chuyến đi dài”

Nhưng lần này không trở lại

Mang tình yêu của “ tuổi hai mươi”

Đi “khám phá” những miền xa…

“Hoa ban trắng” vẫn còn lưu luyến tháng ba

“Cây bàng” mùa xuân đang thắp trên cành “niềm tin cho cát bụi”

“Người đàn bà hóa đá” trong đau thương thì thầm “tiếng gọi”:

“Trở về” đi anh, với em, “cha và con” …..

Những “giọt đắng” đầm đìa đẫm ướt cặp “mắt đen”

“Bông hồng thủy tinh” như giấc mơ “ngày hôm qua” đã vỡ

Nhưng “nếu em hiểu”

Thì “đường đến vinh quang” của anh

Quyết không phải “con số không” và dang dở!

Một “ngày khác” thôi

“Anh sẽ đến”,

Sẽ lại đến với Bức Tường quang vinh

Dù chỉ như chiếc bóng “vô hình”

Trong điệu “rock xuyên màn đêm”

Dưới “cơn mưa hoang dã”

Và lại hát vang với “tâm hồn của đá”

Rằng đừng như đá thờ ơ

Sống không một tình yêu…

(Luu Minh Phuong)

Ông bố Mỹ nuôi 12 con thành đạt và không cho con tiền đóng học

Image

Những bí quyết dạy con chia sẻ dưới đây của một ông bố 12 con, tất cả đều độc lập, thành đạt, có vị trí trong xã hội có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc dạy con của mình.

Dưới đây là những chia sẻ của ông bố 12 con ở Mỹ Francis L. Thompson, kỹ sư tại tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ:

Vợ chồng tôi có 12 đứa con sinh liền nhau trong vòng 15 năm rưỡi. Năm nay đứa lớn nhất đã 37 tuổi và đứa nhỏ nhất là 22 tuôi. Tôi cũng có một công việc có thu nhập cao và có thể chu cấp đủ tiền cho con các con ăn học, đóng tiền học phí. Nhưng tôi và vợ đã quyết định không làm điều đó.

Chúng tôi nuôi dạy các con ở Utah, Florida, and California. Nhưng giờ vợ chồng tôi sống ở Colorado. Tháng 3 tới chúng tôi sẽ kỉ niệm 40 năm ngày cưới. Tôi cho rằng tình yêu giữa chúng tôi là một phần của sự thành công ngày trong việc nuôi dạy con cái. Chúng đã được chứng kiến gia đình ổn định cùng với những cam kết không hề có sự thỏa hiệp.

Tôi sẽ chia sẻ với các bạn những điều mà chúng tôi đã làm nhưng trước tiên hãy để tôi nói một chút về kết quả vợ chồng tôi đã làm được: Tất cả 12 đứa con của tôi đã tốt nghiệp đại học (hoặc đang học trung học) và vợ chồng tôi không hề trả một đồng học phí nào cho tất cả bọn chúng. Những đứa đã kết hôn đều có vợ (chồng) tốt và đều tốt nghiệp đại học. Chúng tôi đang có tất cả 18 đứa cháu đều đang được giáo dục những điều như bố mẹ chúng đã được dạy ngày xưa đó là lòng tự trọng, lòng biết ơn, và mong muốn đóng góp được điều gì đó cho xã hội.

Tất nhiên còn rất nhiều điều chúng tôi đã làm sai. Nhưng tôi chỉ ghi ra đây những điều tôi nghĩ là tôi đã làm đúng trong việc nuôi dạy các con:

1. Công việc nhà
– Tất cả những đứa con của tôi đều bắt đầu làm công việc nhà từ lúc được 3 tuổi. Một đứa trẻ 3 tuổi có thể chùi cọ toa-lét chưa được sạch nhưng đến 4 tuổi thì đó là một công việc hoàn toàn phù hợp.
– Chúng sẽ nhận được tiền tiêu vặt dựa trên chất lượng công việc nhà chúng đã làm trong tuần.
– Tất cả những đứa con của tôi đều sẽ bắt đầu tự giặt quần áo của mình khi chúng được 8 tuổi. Chúng tôi sẽ giao nhiệm vụ giặt giũ cho con.
– Khi chúng bắt đầu biết đọc, chúng sẽ phải nấu bữa tối dựa trên việc đọc một công thức nấu ăn nào đó và áp dụng nó. Chúng cũng phải học cách để đọc và tăng dần những công thức nấu ăn mà mình biết được.
– Tất cả con trai và con gái đều phải học cách may vá

2. Việc học tập
– Việc học tập rất quan trọng trong gia đình của chúng tôi. Chúng tôi quy đình giờ học từ 6-8 giờ vào các buổi tối. Lúc đó lũ trẻ sẽ không được xem tivi, ngồi máy tính, chơi game hoặc làm các hoạt động khác cho đến khi 2 giờ học tập kết thúc. Nếu chúng không có bài tập về nhà thì chúng sẽ đọc sách. Với những đứa chưa đi học, chúng tôi chia nhau để đọc sách cho con. Sau 2 giờ, chúng có thể được làm bất kì điều gì chúng muốn miễn là không được vượt quá giờ giới nghiêm.
– Nếu lũ trẻ trở về nhà và nói rằng cô (thầy) giáo của chúng ghét chúng và không hề công bằng, phản ứng của chúng tôi là nói cho con biết chúng cần thích nghi. Bạn cần học học cách thích nghi bởi vì trong cuộc sống thực khi trưởng thành có thể bạn sẽ gặp ông ông chủ không mấy yêu quý bạn. Chúng tôi sẽ không đổ lỗi cho giáo viên trong việc không dạy dỗ các con, mà đặt trách nhiệm học tập lên những đứa trẻ. Tất nhiên, chúng tôi vẫn luôn ở hai các con 2 giờ mỗi học mỗi ngày để chúng có thể hỏi gì đó bất cứ khi nào cần.

3. Không được phép kén ăn
– Chúng tôi ăn tối và ăn sáng cùng nhau. Bữa sáng bắt đầu lúc 5h15 và sau đó tất cả các con sẽ làm việc nhà trước khi đi học. Bữa tối sẽ bắt đầu lúc 17h30
– Chúng tôi tạo niềm yêu thích thức ăn cho con. Nguyên tắc của chúng tôi là đưa cho trẻ những món ăn mà chúng ghét nhất trước (bắt đầu từ rau cho đến thức ăn mặn). Nếu chúng không thích ăn chúng có thể rời bàn ăn và nếu một lúc sau chúng kêu đói thì chúng tôi sẽ lấy thực phẩm lúc trước ra hâm lại trong lò vi sóng và đưa cho con. Nếu chúng tiếp tục không muốn ăn, chúng tôi cũng kiên trì không đưa thêm bất kì thức ăn nào cho đến khi chúng ăn món ăn chúng ghét.
– Chúng tôi không cho các con ăn nhẹ giữa các bữa. Chúng tôi luôn cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm (thịt, sữa, ngũ cốc, trái cây và rau) và gần như luôn luôn có món tráng miệng. Bây giờ, các con tôi không sợ thử các loại thực phẩm khác nhau, và không bị dị ứng với thực phẩm. Chúng luôn cố gắng tất cả các loại thức ăn mới và ăn cho đến lúc no. Không có một đứa nào trong số chúng bị quá cân. Chúng đều khỏe mạnh và chắc chắn.

4. Các hoạt động ngoại khóa
– Tất các các con tôi phải học một môn thể thao nào đó. Chúng sẽ chọn và bắt đầu chơi khi bắt đầu đi học. Chúng tôi sẽ không quan tâm đó là môn thể thao nào: bơi lội, bóng đa, bóng chày, tennis… chúng tôi cũng không quan tâm đến việc chúng sẽ chuyển khi chúng không thích, nhưng chúng cần biết chơi tối thiểu một môn thể thao.
– Tất cả các con tôi đều phải tham gia một câu lạc bộ nào đó như: Câu lạc bộ cho các chàng trai, câu lạc bộ cho các cô gái, câu lạc bộ lịch sử, truyện tranh..
– Tôi cũng yêu cầu các con tham gia các hoạt động tình nguyện ở địa phương, các hoạt động cộng đồng. Chúng tôi cũng thu gom quần áo cũ và gửi đến Mexico. Thông qua những việc làm đó những đứa trẻ hiểu được hoàn cảnh sống của nhiều gia đình và những việc chúng làm đã mang lại niềm hạnh phúc và thay đổi cho những gia đình đó như thế nào.

5. Tính độc lập
– Khi các con 16 tuôi chúng tôi đã mua cho mỗi đứa một chiếc xe ô tô chúng sẽ học cách sử dụng các công cụ sửa chữa và tự mình làm khi xe hỏng. Những đứa trẻ của chúng tôi không sợ thử làm những điều mới. Chúng được dạy nếu có làm gì sai thì chúng cũng không bị phạt. Điều này thường tốn của chúng tôi khá nhiều tiền nhưng chúng tôi đang dạy con và chúng tôi chấp nhận điều đó.
– Tất cả các con cũng được mua máy tính riêng nhưng tôi chỉ mua bộ vi xử lý, bộ nhớ, cung cấp điện, bàn phím, ổ cứng, chuột…Chúng sẽ phải tự mình lắp đặt, tải các phần mềm cần thiết khi chúng lên 12 tuổi.
– Chúng tôi cũng để cho các con có những lựa chọn riêng. Ví dụ: “con muốn đi ngủ hay dọn dẹp phòng”. Hiếm khi chúng tôi đưa ra những câu chỉ dẫn trừ khi chúng liên quan đến những quy tắc đã được thỏa thuận từ trước trong gia đình. Việc làm này sẽ giúp trẻ cảm thấy chúng có thể kiểm soát cuộc sống của mình.

6. Giúp đỡ lẫn nhau
– Chúng tôi cũng yêu cầu các con phải giúp đỡ lẫn nhau. Khi đứa học lớp 5 cần đọc sách cho nghe 30 phút mỗi ngày thì sẽ có anh chị em đọc cho chúng nghe. Những đứa lớn hơn sẽ hướng dẫn các em làm toán…
Chúng tôi cũng giao nhiệm vụ cho các con lớn dạy dỗ và giúp đỡ các em, khen ngợi những việc hàng tuần chúng làm được.
– Chúng tôi cũng để cho các con được đưa ra những quy tắc trong gia đình. Ví dụ: Những đứa trẻ muốn không được để đồ chơi ở trong phòng chung của gia đình. Đồ chơi phải để trong phòng ngủ hoặc phòng chơi. Thêm nữa đối với công việc nhà chúng phải tự lau dọn phòng ngủ của mình mỗi ngày. Đó là những quy tắc mà các con muốn và chúng tôi cho các con cơ hội mỗi tháng để sửa lại hoặc đưa ra các nguyên tắc mới. Bố và mẹ là những người có quyền phủ quyết nếu thấy không phù hợp.
– Chúng tôi cố gắng nhất quán . Tất cả đều học 2 giờ mỗi tối và không có ngoại lệ nào khác. Những ngày thường trong tuần giờ giới nghiêm là 22 giờ và với những ngày cuối tuần là 24 giờ.

7. Những nguyên tắc trong việc nghỉ ngơi
– Mỗi mùa hè cả gia đình chúng tôi sẽ cùng nhau đi nghỉ 2-3 tuần. chúng tôi cũng có đủ tiền để trả tiền thuê khách sạn, hoặc đi du lịch nhưng chúng tôi đã không làm như vậy. Chúng tôi đã đi cắm trại hoặc đi du lịch khắp nơi. Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ tìm cách tự xoay sở. Chúng tôi có thể dựng 5-6 chiếc lều để nghỉ và tôi thường đưa những đứa trẻ từ 6 tuổi hoặc lớn hơn đi du lịch khoảng 3-5 ngày. Vợ tôi sẽ ở lại lều của đứa bé nhất.Suốt 15 năm qua, dù vợ tôi đang mang bầu hay có con nhỏ, vợ chồng tôi vẫn cho các con đi leo qua hẻm núi Grand Canyon, lên đỉnh Mount Whitney, vượt qua Continental Divide và Yosemite.
– Chúng tôi cũng sẽ gửi các con qua đường máy bay đến thăm họ hàng ở Châu Âu hoặc trong nước Mỹ 2- 3 tuần. chúng tôi bắt đầu làm những việc này khi chúng bắt đầu học mẫu giáo. Những hãng bay sẽ phải quan tâm đặc biệt hơn đến những đứa trẻ 5 tuổi đi một mình không có người kèm. Tuy nhiên những đứa trẻ sẽ học được từ rất sớm và hiểu được rằng chúng tôi – bố mẹ sẽ luôn ở bên chúng nhưng cũng để chúng tự lập, phát triển, tìm hiểu.

8. Về chuyện tiền bạc và vật chất
– Mặc dù chúng tôi có đầy đủ tiền bạc nhưng chúng tôi không giúp chúng mua nhà, hay trả tiền học phí, hay tiền tổ chức hôn lễ…Chúng tôi chỉ đưa ra rất nhiều thông tin về cách làm như thế nào, làm thế nào để có thể mua nhà và sử dụng vốn đã có để phát sinh thêm? Chúng tôi đã không đưa tiền cho các con mà chúng tôi đã dạy và đưa ra những thông tin để làm sao kiếm được tiền. Chúng tôi giúp các con liên hệ với các tập đoàn, nhưng chính các con phải tự mình thể hiện trong các cuộc phỏng vấn và tự kiếm việc làm.
– Chúng tôi cũng mua quà giáng sinh và quà sinh nhật cho các con. Chúng tôi cũng đã từng đóng vai ông già Noel để mang quà cho các con nhưng khi chúng lớn và hỏi về ông già Noel chúng tôi đã không nói dối bọn trẻ.Chúng tôi đã nói với con đó chỉ là trò chơi để mọi người cùng nhau vui vẻ. Chúng tôi đã làm danh sách những món quà mà mỗi đứa muốn sau đó để cho chúng xem và lựa chọn món quà chúng thích. Đối với những đứa con và cháu ở xa, thật không khó khăn gì để gửi danh sách đó qua mạng. Đôi khi những món quà tự tay làm cũng được chúng yêu thích.

9. Đối diện với thất bại
Dù chúng có làm gì thì chúng tôi vẫn yêu thương các con. Nhưng chúng tôi không hề ngăn cản hậu quả của bất kì hành động nào. Chúng tôi để cho chúng phải đối diện với hậu quả và không cố gắng để làm dịu những hậu quả đó bởi vì chúng tôi muốn nhìn thấy các con đối diện với nó. Chúng tôi có thể khóc và buồn nhưng không làm bất cứ điều gì để làm giảm đi hậu quả của những hành động chúng làm.

Vài nét về tác giả: Francis L. Thompson là một kỹ sư tại tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ. Ông là đội trưởng thiết kế các vệ tinh truyền hình trực tiếp và vệ tinh phòng thủ tên lửa đầu tiên, cũng như kiểm soát mặt đất cho các hệ thống này.

Tường Vy
Theo qz.com
Yeutretho/Seatimes